Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức "đáng lo ngại"

" Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng 3 năm nay đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết. 

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 1.

Trong tháng 3/2020, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 6.553, tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung cả Quý I, có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ 2019). Trong đó:

+ 18.596 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26,0%).

Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong Quý I giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

+ 12.178 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 20,6%). Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể trong Quý I/2019 trước đó tăng cao bởi hơn một nửa số đó ( 8.404 doanh nghiệp) bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động.

+ 4.115 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).

Tính trung bình, mỗi tháng có 11.630 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 2.

Tình hình hoạt động doanh nghiệp Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay - tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, "đóng băng" hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng "ngủ đông" để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chứ chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.

Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2020 có xu hướng chững lại. Cả nước có 29.711 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của Quý I giai đoạn từ 2015-2019 (so với mức tăng trung bình là 10,9%). Điều này cho thấy những ảnh hưởng đang ngày một rõ rệt của dịch viêm phổi cấp Covid-19 đến tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 3.

Tình hình vốn đăng ký Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong Quý I/2020 là 14.810 doanh nghiệp, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tỷ lệ này của Quý I/2019 so với Quý I/2018 tăng đến 78,1%.

" Đây là điều đáng lo ngại bởi theo ghi nhận hàng năm thì khoảng dịch công chứng thời gian Quý I thường là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một năm tài chính mới, do đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thời gian này sẽ nhiều nhất. Tuy nhiên, do dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nên doanh nghiệp vẫn đang chần chừ, nghe ngóng thông tin để có phương án tối ưu nhất ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết.

Không ngờ "Ký ức vui vẻ" lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình

Sau hơn 1 năm điều trị bệnh ung thư phổi, Mai Phương đã quay trở lại với công việc khi tham gia các chương trình, dự án nhỏ lẻ. Tuy nhiên từ cuối năm 2019, nữ diễn viên phải tái nhập viện để điều trị do bệnh tình trở nặng. Cho tới mới đây, một người bạn của Mai Phương đã chia sẻ hình ảnh của cô trong bệnh viện, kèm chia sẻ tiết lộ tình hình sức khoẻ nữ diễn viên.

Mặc dù trong bức ảnh, nữ diễn viên nở nụ cười tươi tắn nhưng theo người bạn này tiết lộ, hiện sức khoẻ của cô đang rất yếu và đau đớn sau mỗi lần vào thuốc. Mới đây nhất, trên trang cá nhân của Trịnh Kim Chi, nữ diễn viên thông báo rằng Mai Phương đã qua đời vào ngày 28/3.

Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 2.

Hình ảnh gần đây của Mai Phương trong bệnh viện được một người bạn chia sẻ

Được biết, lần cuối cùng mà khán giả còn được gặp Mai Phương trên sóng truyền hình là ở chương trình " Ký ức vui vẻ " vào năm ngoái. Sau thời gian dài điều trị bệnh, nữ diễn viên quay trở lại với công việc bằng buổi ghi hình vào ngày 27/9. Đại diện ê-kíp sản xuất chương trình cũng cho biết Mai Phương tỏ ra hào hứng và vui vẻ trong suốt buổi ghi hình.

Tuy nhiên, khi tập phim này lên sóng, Mai Phương đã làm khán giả không khỏi lo lắng cho tình hình sức khoẻ của cô vì giọng nói rất run, hơi thở yếu và sắc mặt khá nhợt nhạt. Khi MC Lại Văn Sâm hỏi: "Bây giờ sức khoẻ của Mai Phương tốt hơn chưa?". Nữ diễn viên mau chóng trả lời: "Tôi dịch công chứng vẫn đang chiến đấu và sẽ cố gắng hết mình". Câu nói này cùng nụ cười tươi rói của Mai Phương đã làm tất cả khách mời, khán giả có mặt trong trường quay đều vô cùng xúc động.

Sau khi quay hình, nữ diễn viên cũng hạn chế nhận show để tập trung dưỡng bệnh.

Mai Phương nói chuyện run rẩy, yếu ớt trên sóng truyền hình

Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 4.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 5.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 6.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 7.

Mai Phương quay hình cho "Ký ức vui vẻ" vào ngày 27/9/2019

"Ký ức vui vẻ" là chương trình giúp khán giả được gặp lại nhiều nghệ sĩ gắn liền với hồi ức của các thế hệ khán giả. 3 cố nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín, Lê Bình và Anh Vũ cũng từng tham gia chương trình ý nghĩa này và gợi lại nhiều ký ức trong lòng người xem. Chỉ tiếc rằng, đây cũng là lần xuất hiện cuối cùng của 3 nghệ sĩ tài năng này trên sóng truyền hình khi cả 3 đã qua đời vào năm 2019.

Dịch COVID-19: Kinh tế, sức khỏe người dân và nguy cơ về một cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ

Cuộc Đại khủng hoảng tại Mỹ (năm 1929- 1933) bắt đầu bằng việc thị trường chứng khoán lao dốc đã gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, suy giảm sản lượng kinh tế, gây tâm trạng bất an cho cả 1 thế hệ.

Nó đã tái định hình nước Mỹ, dịch chuyển dòng người di cư, sản sinh các dòng nhạc, trường phái hội họa và văn học mới. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Franklin Roosevelt, cuộc đại khủng hoảng cũng tạo ra một loạt chương trình phúc lợi xã hội mới như bảo dịch công chứng hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội nghỉ hưu, và bảo hiểm tiền gửi ngân hàng.

Sự lây lan nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ của virus corona đang khiến người ta liên tưởng tới cuộc Đại khủng hoảng này do dự báo sự tăng đột biết số lượng người mất việc và sự sụt giảm đáng kể sản lượng kinh tế giống như những gì diễn ra hồi năm 1930.

Nhưng để cuộc khủng hoảng thực sự xảy ra, một loạt các con số kỉ lục sẽ phải xuất hiện trong những tuần tới: ví dụ như hàng triệu người mất việc làm, sụt giảm tổng sản lượng kinh tế ở mức 2 con số trên quy mô lớn và kéo dài trong nhiều năm, chứ không phải nhiều tháng.

Ông Bernard Baumohl, trưởng kinh tế toàn cầu của tổ chức Economic Outlook Group, nói: "Không có một định nghĩa rõ ràng về đại khủng hoảng nhưng chắc chắn nó rất khác về mức độ và quy mô so với 1 cuộc suy thoái". Lấy ví dụ về cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ mất 20% số việc làm trong 3 năm, gấp 4 lần con số việc làm mất đi trong cuộc Đại suy thoái 2007-2009.

Trong 4 năm của cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ giảm 1/3 sản lượng kinh tế. Mặc dù một số nhà kinh tế nghĩ rằng nước Mỹ dự đoán chính xác sản lượng từ tháng 4- tháng 6 sụt giảm ít nhất 14%, hiếm ai nghĩ rằng sự sụt giảm này kéo dài trong nhiều năm.

Chi tiêu công cũng là 1 nhân tố. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến, nên khoản tiền chính phủ phải hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân rất lớn. Những biện pháp bình ổn này tỏ ra có tác dụng hiệu quả trong các kỳ suy thoái trước.

Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sẽ góp phần vào sự hình thành cuộc Đại khủng hoảng. Sự thất bại của FED trong việc ngăn các ngân hàng phá sản cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình.

Thời điểm này, FED và các ngân hàng trung ương của các nước đã nhanh chóng thông qua các gói cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt và thực thi các chính sách mới nhằm giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và giảm bớt tình trạng sa thải hàng loạt.

Bước quan trọng tiếp theo là các nhà kinh tế học và những người làm chính sách cần cải thiện hệ thống chăm sóc y tế công tại Mỹ.

Các chuyên gia y tế nói rằng các quy định không thống nhất giữa các bang và phản ứng chậm chạp của chính phủ có thể khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng hơn.

Việc tổng thống Donald Trump mong muốn sớm hồi sinh nền kinh tế cũng có thể tạo ra các rủi ro.

Theo nghiên cứu của Tạp chí khoa học công Lancet dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, việc dỡ bỏ các quy định phong tỏa quá sớm có thể tạo ra dịch bệnh bùng phát lần thứ hai.

Số người thương vong càng lớn, dịch bệnh kéo dài càng lâu thì nền kinh tế càng bị thiệt hại nhiều. "Cần khống chế dịch bệnh trước rồi mới tính đến các hoạt động kinh tế được," chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản?

01

Tôi từng biến mất khoảng một tuần, có người bạn để ý nên nhắn tin hỏi tôi đã đi đâu.  Tôi im lặng rất lâu, sau đó đáp: "Sống quá thất bại, cần tìm một nơi để trốn chạy".

Người bạn đó nói: "Như cậu mà còn gọi là thất bại thì có phải bọn tôi đừng nên sống nữa hay không".

Tôi trả lời: "Làm gì đến mức thế. Mà nói chung cố mà sống thôi, kiếm tiền".

Người bạn: "Cậu mà thiếu tiền ư? Tính theo tuổi cậu giờ chắc cũng phải tiết kiệm được kha khá rồi. Tháng nào cũng có lương, lại còn viết lách thêm, cả đống tiền".

Tôi đọc mà bật cười: "Tôi nghèo lắm, trời ạ. Ở tuổi tôi thì nên tích được bao nhiêu tiền chứ? Cậu nghĩ thử coi".

Tôi mang câu hỏi này post lại lên MXH và thu về vô số đáp án, phần lớn đều của những người độ tuổi từ 18-35 tuổi.

27 tuổi, không nhà, không xe, không bạn gái, không tiền tiết kiệm...

23 tuổi, một căn nhà, tài sản cá nhân khoảng 300 triệu...

25 tuổi, có nhà, có xe, có vợ, có con, không có tiền tiết kiệm...

28 tuổi, ở trọ, có bạn gái, không có tiền tiết kiệm...

19 tuổi, sống dựa vào trợ cấp của gia đình, tài sản cá nhân có điện thoại, đồng hồ?

29 tuổi, một công ty, một biệt thự, một Mercedes, tài sản hiện nay tính tiền tỷ...

... Không có gì cả...

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 1.

Cứ thế, mọi người so đi tính lại, có người giàu, có người nghèo, có người hâm mộ, có người tranh cãi... Rồi không ai bảo ai, mọi người đều tập trung vào người có câu trả lời có công ty, có biệt thự, có siêu xe kia. Tất nhiên, câu hỏi lúc này tất cả đều kiểu: "Có phải cậu là rich kid không? Có phải lập nghiệp lâu lắm rồi không? Mà lập nghiệp sớm cũng không thể có biệt thự, có siêu xe nhanh như thế được".

Kỳ lạ là khổ chủ lại hoàn toàn im lặng giữa cơn ồn ào mình gây ra.

Lúc này, có người khẳng định chắc nịch: "Chắc chắn con nhà giàu luôn. 23 tuổi tốt nghiệp đại học, vừa tốt nghiệp đã mở công ty riêng, lái siêu xe. Nếu không phải nhà có điều kiện thì làm gì có chuyện 29 tuổi đã phất nhanh vậy".

Bên dưới 100 comment thì 99 comment đồng tình: "Đúng vậy".

Sau đó lại là một loạt than vãn, kể khổ, thở dài, kêu ca bất công.

Lúc này đây tôi tự nhiên hối hận câu hỏi mình đã đăng lên. dịch công chứng Trải nghiệm của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Hoàn cảnh, thử thách, con đường mọi người có cũng thế. Sự so sánh vô hình này sẽ khiến người ta cảm thấy vừa ngưỡng mộ vừa áp lực vô cùng.

02

Ngày hôm sau, anh chàng 29 tuổi kể trên inbox riêng cho tôi, hỏi: "Cậu có tin tôi là rich kid không?".

Tôi ngẫm nghĩ rồi kết hợp với phản ứng đám đông nên đồng ý.

Người ấy lại nói: "Nhà tôi làm kinh doanh thật nên chắc sinh ra tôi đã có máu kinh doanh. Nhưng chỉ có máu kinh doanh thôi thì tác dụng gì? Lên cấp 3, tôi vừa học vừa tìm cách đầu tư. Lên năm nhất đã thành lập công ty riêng. Tới năm 2, công ty phá sản, tôi mang món nợ gần 1 tỷ đồng. Năm 3 đại học, vất vả lắm tôi mới lên được một dự án, chạy vạy, đi khắp nơi xin đầu tư hơn 3,2 tỷ, nhưng cuối cùng chỉ xin được 1,6 tỷ. Đã vậy nhà đầu tư còn rút vốn giữa chừng, tôi khốn đốn đến mức không trả nổi lương cho nhân viên. Khi đó tôi đã nghĩ mình trắng tay rồi. Tôi không biết mình đã vượt qua quãng thời gian đó như thế nào nữa. Cuối cùng, cơ hội đến, tôi một lần nữa sống lại. Đương nhiên, suy cho cùng tôi vẫn may mắn hơn nhiều người khi ông trời nhận ra sự cố gắng của tôi. Tôi đã tự trở thành rich kid của cuộc đời tôi".

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 2.

Đọc xong tâm sự của doanh nhân trẻ này, tôi thở dài. Đúng là không có so sánh thì không có đau thương. 

Chúng ta của hồi cấp 3 còn đang cắm đầu vào học, hoặc bám hành lang bàn luận cậu bạn lớp bên nào đẹp trai, đàn em khóa dưới nào xinh gái, "kinh doanh" là khái niệm gì đó quá ư lạ lẫm hoặc cho rằng đó là việc của người lớn, chẳng liên quan gì đến mình hết. 

Tới năm nhất đại học, chúng ta nghĩ mình là tân sinh viên, chỉ quan tâm đến chuyên ngành của mình rồi lo yêu đương. "Công ty riêng" là từ trên trời, nói chi đến việc tự mình quản lý, vận hành, lãi, nợ gì đó hoàn toàn xa tầm với.

23 tuổi tốt nghiệp, theo đúng quy trình thì chúng ta sẽ lao đầu đi tìm việc. Trước khi tìm được việc hoặc kể cả mới đi làm thì còn thử việc, thực tập, lương thấp, chúng ta vẫn phải sống dựa vào bố mẹ. Loay hoay giữa thành phố lớn, lo tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, lương cơ bản coi như đủ, lấy đâu ra tiền tiết kiệm. Chúng ta phần đông giống với trường hợp 27 tuổi, không nhà, không xe, không tiền tiết kiệm, không có cả người yêu.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 3.

Tất nhiên, cũng có một kiểu người còn trẻ đã kết hôn, bố mẹ hai bên đều có điều kiện nên mua nhà cho. Hai vợ chồng trẻ giải quyết được vấn đề nhà cửa rồi thì nay chỉ cần lo làm việc thôi, không có tiền tiết kiệm cũng không sao.

Còn người có câu trả lời 23 tuổi có nhà, có 300 triệu trong tài khoản kia có thể là rất giỏi, tự mua được nhà, hoặc được bố mẹ mua cho. Còn 300 triệu tiết kiệm là cô ấy tự nỗ lực mà, không thì do có người giúp.

Nói chung, bạn hoàn toàn không thể nhìn vào độ tuổi của một người để phán đoán xem họ cần phải có bao nhiêu tiền. Bởi lẽ, bạn có thể có cơ duyên hoặc không, bạn có thể có may mắn hoặc không, bạn có thể cố gắng hoặc không, quá nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

03

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 4.

Tôi có một cô bạn mà tôi coi như nữ thần. Lý do là vì cô ấy rất xinh, rất giỏi, làm việc ở công ty lớn, thường check-in ở những nơi mà người thường ít có khả năng tới, lâu lâu còn chụp ảnh chung với toàn người nổi tiếng. Ngay cả việc xem trang cá nhân của cô ấy thôi tôi cũng nhận thấy nó khác với người khác, nơi đó toát ra cái khí chất ở "tầng trên". Nếu không phải biết rõ cô ấy, tôi sẽ nghĩ cô ấy rất giàu, lương cao chót vót, gia thế khủng, tiền tiết kiệm cũng rất nhiều. Thế nhưng quen rồi mới biết, cô ấy thực ra chỉ là một thợ trang điểm bình thường. Vì hay theo các đoàn làm phim nên được đi khá nhiều nơi, thậm chí nếu đoàn phim thiếu diễn viên quần chúng hoặc vai phụ của phụ, cô ấy cũng được mời tham gia luôn.

Tôi hỏi cô ấy: "Nghề của bà chắc lương cao lắm nhỉ? Suốt ngày được đi nữa chứ, mới 20 tuổi nhưng chắc tiết kiệm được kha khá rồi đúng không?".

Cô ấy cười khổ: "Ông nhìn bên ngoài thì thấy thế thôi chứ tiền lương là một chuyện, phải đi theo tôi ông mới biết mọi chuyện thực sự là như thế nào".

Sau này có lần vì quá tò mò, tôi đi làm "thợ phụ" cho cô nàng thật. Cô ấy nhận trang điểm cho một đoàn làm phim, đến cảnh nữ chính là cô dâu cần quay ngoại cảnh, cô ấy đi theo. Mỗi ngày chỉ được nghỉ ngơi 4 tiếng, vì phải quay cảnh bình minh nên 4 giờ sáng cô ấy đã phải dậy trang điểm. Diễn viên quay thì cô ấy ngồi chợp mắt trên ghế, không dám ngủ say vì sợ người ta cần dặm phấn hay tô son thêm. Cứ thế, cảnh này vừa xong, cô ấy lại chạy qua cảnh khác, trang điểm hết vai này đến vai khác. Cả ngày dài làm việc, lưng cô ấy có khi còn không thẳng lên được. Nếu đoàn phim quay đêm, cô ấy cũng phải thức theo.

Làm mấy năm, tiền tiết kiệm đúng là có thật nhưng cơ thể cô ấy cũng đến lúc biểu tình: Đau dạ dày, đau lưng, suy giảm trí nhớ, trái gió trở trời thì đau hết mình mẩn... Tới lúc này, tiền kiếm được muốn tiêu cũng không xong. Đó là chưa kể đến chuyện nếu không việc, cô ấy chỉ biết ngồi nhà chạy mấy job nhỏ lẻ, công bỏ ra thì nhiều mà tiền thu về thì ít.

04

Nói chung, khi bạn hơn 20 tuổi, bạn cần có bao nhiêu tiền tiết kiệm là chuyện của bạn, chứ xã hội không hề có tiêu chuẩn thống nhất nào hết. 

Nếu bạn còn đi học, dù bạn không có tiền tiết kiệm cũng không ai khinh thường bạn hết, là học sinh thì việc học mới là quan trọng, cơ hội kiếm tiền tương lai còn rất nhiều.

Nếu bạn đã đi làm mà cũng chẳng có tiền tiết kiệm cũng không sao, dù sao bạn vẫn còn trẻ, cố gắng nhiều hơn một chút là được.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 5.

Về cơ bản, những điều bạn trải qua cũng như cơ sở kinh tế giữa người với người không giống nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Chúng ta không ai giống ai hết, điều công bằng duy nhất là chúng ta có quỹ thời gian như nhau, quyền lợi học tập như nhau và khát vọng kiếm tiền như nhau. Chỉ cần bạn vững tin thì số phận cũng có thể thay đổi. 

Cứ kiên trì đi, kiên trì đến lúc chân mỏi, giọng khàn, mắt mờ, như vậy, bạn sẽ có được nhiều hơn cả những gì bạn muốn.  20 tuổi, thậm chí 30 tuổi không có tiền tiết kiệm không sao hết, không có nhà không sao hết, không có xe không sao hết, không có bồ cũng không sao hết, có năng lực và một trái tim mạnh mẽ mới là điều quan trọng.

Cố gắng thì hơi mệt một chút, nhưng ít nhất cảm giác luôn thấy an tâm.

Lý do khiến số ca tử vong vì covid-19 của Ý cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc

Ý đã báo cáo dịch công chứng số người chết nhiều hơn gấp đôi so với Trung Quốc - quốc gia đầu tiên xuất hiện loại virus này vào cuối năm 2019. Tính đến nay, đã có hơn 9.000 trường hợp tử vong ở Ý, so với con số 3.295 ở Trung Quốc, theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp.

Đồng thời, số người chết ở Tây Ban Nha đã tăng mạnh trong những ngày gần đây và hiện tại đang ở mức hơn 5.000 - cũng cao hơn đáng kể so với Trung Quốc. Những con số đáng lo ngại đã đặt ra câu hỏi về những yếu tố nào khiến những quốc gia châu Âu này có tỷ lệ tử vong khủng khiếp như vậy.

Hai chuyên gia y tế đã chia sẻ với CNBC một số lý do dưới dây.

Lý do khiến số ca tử vong vì covid-19 của Ý cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc - Ảnh 1.

Phản ứng chậm chạp

"Sự lây lan đã diễn ra trên diện rộng trước khi mọi người nhận thức được sự có mặt của virus này", Alexander Edwards, một chuyên gia về miễn dịch học của Đại học Reading, đã trao đổi với CNBC hôm thứ Năm về tình hình ở Ý.

Ông giải thích rằng ở hầu hết các nước châu Âu, người ta cho rằng dịch bùng phát "là một vấn đề ở nơi nào đó", và thái độ ban đầu này đã dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của virus ở những nơi như Ý và Tây Ban Nha.

Khu vực Vũ Hán Trung Quốc, nơi bắt nguồn của virus, đã cách ly khỏi phần còn lại của thế giới kể từ giữa tháng 1. Khu vực này sẽ dỡ bỏ một phần phong tỏa vào đầu tháng Tư, do không có trường hợp mới nào được báo cáo trong những ngày qua.

Việc phong tỏa nghiêm ngặt dường như đã có tác động tích cực, tuy nhiên vào thời điểm đó, quyết định buộc 11 triệu người dân phải ở nhà dường như quá quyết liệt với nhiều người, và không có gì đảm bảo cho sự thành công.

Ý đã thực hiện các biện pháp phong tỏa lần đầu tiên vào cuối tháng 2, tại 11 thành phố ở phía bắc của đất nước. Một cuộc phong tỏa trên toàn quốc chỉ được công bố vào ngày 9 tháng 3. "Ý chậm hơn một chút", ông Ed Edwards cho biết.

Năng lực xét nghiệm

Tỷ lệ tử vong cũng liên quan đến số lượng người đang được xét nghiệm virus, Michael Tildesley, một nhà dịch tễ học tại Đại học Warwick cho biết. Về cơ bản, càng nhiều người được kiểm tra, cơ quan chức năng càng có thể phản ứng tốt hơn.

Kết quả là ở những nơi mà nhiều người đang được xét nghiệm với tốc độ nhanh chóng, chẳng hạn như Trung Quốc, số người chết sẽ không cao như ở Ý và Tây Ban Nha, nơi chỉ có những công dân xuất hiện triệu chứng của virus corona mới được xét nghiệm.

Edwards nói thêm rằng ở Trung Quốc, những người nhiễm virus được xác định nhanh chóng và bị cách ly trong hệ thống y tế, thay vì ở nhà - trong khi đó là những gì đã xảy ra ở Ý.

Dân số

Theo Edwards, có một "sự kết hợp nhân đôi của các yếu tố rủi ro". Ông giải thích rằng nhóm người đầu tiên bị virus tấn công ở nước này là người già.

Dữ liệu của OECD cho thấy Ý có tỷ lệ dân số già cao thứ hai trên thế giới, sau Nhật Bản. Những người trên 60 tuổi được cho là có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng từ virus.

"Chủ nhật hàng tuần, người Ý trẻ tuổi thường đi gặp ông bà, họ hôn nhau, đến nhà thờ hoặc dùng bữa cùng nhau", chuyên gia Ed nói thêm rằng việc tiếp xúc với người già đã lan truyền virus trên khắp nước Ý.

Mặc dù Tây Ban Nha không có tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới, covid-19 cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới nhóm tuổi này. Dữ liệu từ chính phủ Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng các nhóm tuổi có số lượng ca mắc nhiều nhất là: 50-59; 70-79; và trên 80.

Ngoài ra, Tây Ban Nha có một nền văn hóa gia đình tương tự như Ý, mà theo các chuyên gia cho thấy rằng sự tiếp xúc thân mật giữa thanh niên và người già đã góp phần khiến cho số người chết tăng nhanh hơn.

"Một phần nguyên nhân cũng đến từ yếu tố văn hóa", từ ông Tildesley, từ Đại học Warwick, cho biết thêm rằng Trung Quốc đã cho thấy mức độ tuân thủ cao hơn đối với các biện pháp phong tỏa so với châu Âu.

Cuối cùng, đã có một số ý kiến ​​cho rằng sự khác biệt trong các loại thuốc được sử dụng ở châu Âu, so với Trung Quốc, có thể có tác động đến tỷ lệ tử vong do virus. Tuy nhiên, Edwards cho biết thật khó để nói liệu sự khác biệt giữa thuốc Đông Y và Tây Y có phải là một yếu tố không.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân

Liên quan đến vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại chùa Quảng Ân (huyện Hàm Tân, Bình Thuận), tối 28-3, một số người đã liên lạc với Công an tỉnh Bình Thuận để đề nghị trả lại số tiền hàng trăm triệu đồng mà đối tượng Nguyễn Thanh Tâm – nghi phạm vụ án, đã trả nợ cho họ. Sau lời khai ban đầu chỉ lấy 3 chiếc điện thoại cùng một số vật dụng thì hôm nay Tâm khai còn lấy tại chùa hơn 750 triệu đồng.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân - Ảnh 1.

Nghi phạm tại cơ quan công an

Thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, trong tối 28-3, cơ quan này nhận được một số cuộc gọi đề nghị giao nộp số tiền do nghi ngờ liên quan đến đối tượng Nguyễn Thanh Tâm. Theo những người này, đây có thể là số tiền liên quan đến vụ án mạng xảy ra tại chùa Quảng Ân mà Tâm đã lấy cắp để trả nợ cho họ.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân - Ảnh 2.

Nghi phạm Nguyễn Thanh Tâm

Trong buổi trưa ngày 28-3, Công an tỉnh Bình Thuận đã di lý nghi dịch công chứng phạm Nguyễn Thanh Tâm về nhà của hắn tại khu phố 5, thị trấn Tân Nghĩa (huyện Hàm Tân) để truy tìm thêm tang chứng. Tại đây, cảnh sát đã thu giữ 250 triệu đồng mà nghi phạm cất giấu ở nhà. Theo một số người dân sống gần nhà Tâm thì số tiền này được đối tượng cất trong túi nylong màu đỏ và giấu trên mái nhà. Toàn bộ số tiền đã được Cơ quan công an thu giữ.

Ngoài ra, đối tượng Tâm còn khai nhận đã trả nợ cho nhiều người với số tiền trên 500 triệu đồng. Tất cả số tiền cất giấu và trả nợ được y khai lấy cắp từ chùa Quảng Ân.

Trước đó một ngày, vào ngày 27-3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã thu giữ hung khí gây án là một thanh gỗ có nhánh cụt cùng hiện trường là một bãi đất trống gần nghĩa địa khu phố 5, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, nơi Tâm đốt túi xách của sư thầy Thích Nguyên Lộc sau khi gây án ở chùa.

Nguyễn Thanh Tâm cũng được đưa về một khu nghĩa trang tại và thu được hung khí gây án là một khúc gỗ tròn. Cơ quan công an cũng di lý Tâm đến khu vực đối tượng đốt tay nải đựng tài sản, giấy tờ của Thượng toạ. Trước đó, Công an đã thu giữ 3 chiếc điện thoại di động, hai chùm chìa khoá và một xâu chuỗi niệm Phật là tang vật vụ án.

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi

Với các khán giả thế hệ 8x, 9x,  Những Thiên Thần Áo Trắng  là cả một vùng trời kỉ niệm, là bộ phim đến bây giờ người ta vẫn nhắc mãi như một huyền thoại của màn ảnh Việt. Tròn 10 năm sau ngày oanh tạc trên màn ảnh nhỏ, tưởng đâu khán giả sẽ được dịp cùng dàn diễn viên năm nào bồi hồi ôn lại những kỉ niệm của thập kỷ trước. Ngờ đâu kỉ niệm còn chưa kịp nhắc nhớ thì  Mai Phương  - thiên thần áo trắng năm nào đã phải nói lời tạm biệt. Sau gần hai năm chống chọi với bệnh tật, chiều ngày 28/3, đóa hoa nhỏ kiên cường Mai Phương đã rời xa cuộc đời. Trên trang cá nhân của mình, dàn diễn viên của Những Thiên Thần Áo Trắng năm nào không khỏi bàng hoàng, đau đớn trước sự ra đi của người bạn nhỏ.

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 1.

Mi Du gửi lời tạm biệt đến người chị Mai Phương

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 2.

Nam Cường không nhắc tên cũng không đăng hình nhưng chỉ vài dòng chữ thôi thì khán giả cũng biết trong lòng anh đang nặng nề đến nhường nào

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 3.

Vẫn mãi là những thiên thần áo trắng của riêng "cô lớp trưởng July Miu" Miu dịch công chứng

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 4.

"Cựu lớp trưởng Nam" không còn biết phải nói gì trước sự ra đi của cô bạn cũ

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 5.

Lan Phương thương bé Lavie, thương người em gái kiên cường của mình

Bố Mai Phương nói về con gái trong những ngày cuối đời: "Phương tàn tạ lắm rồi, không có ngày nào là không bị đau"

Vào tối hôm nay 28/3, trên Facebook của nghệ sĩ Trịnh Kim Chi thông báo với truyền thông tin tức chấn động:  nữ diễn viên Mai Phương  đã qua đời. Nguyên nhân là do tình trạng bệnh ung thư phổi của cố nghệ sĩ trở nặng. Sự ra đi đột ngột của nghệ sĩ Mai Phương khiến người hâm mộ không khỏi tiếc thương, bạn bè, người thân cầu nguyện cho nữ diễn viên được an nghỉ, hi vọng cô sẽ dịch công chứng bình yên mà không còn phải chịu bất cứ sự đớn đau nào nữa.

Bố của Mai Phương cũng xót xa chia sẻ về con gái như sau: "Thời gian gần đây Mai Phương thường xuyên bị đau quằn quại, Phương tàn tạ lắm rồi. Không có ngày nào Phương không bị đau".  Đồng thời, ông cũng cho biết thêm rằng phía gia đình bàn tính sẽ không để lâu, khoảng 2 ngày nữa thi thể của diễn viên Mai Phương sẽ được hoả táng.  Hiện gia đình Mai Phương đang chuẩn bị tang lễ, mọi thông tin sẽ được cập nhật sớm.

Bố Mai Phương nói về con gái trong những ngày cuối đời: Phương tàn tạ lắm rồi, không có ngày nào là không bị đau - Ảnh 2.

Mai Phương bên bố mẹ và con gái Lavie trong bữa tiệc nhỏ.

Bố Mai Phương nói về con gái trong những ngày cuối đời: Phương tàn tạ lắm rồi, không có ngày nào là không bị đau - Ảnh 3.

Hình ảnh cố nghệ sĩ Mai Phương chống chọi trên giường bệnh.

Bố Mai Phương nói về con gái trong những ngày cuối đời: Phương tàn tạ lắm rồi, không có ngày nào là không bị đau - Ảnh 4.

Trong bất kì hoàn cảnh nào, cô cũng luôn mỉm cười.

Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai

Theo đó, 3 trong số đó liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), 1 ca có thời gian sống trong cộng đồng và 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. 

CA BỆNH 170 (BN170): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, có địa chỉ tại Định Hoá, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nghề nghiệp: lao động tự do (làm thạch cao). 

Đầu tháng 3/2020, bệnh nhân làm trần thạch cao trong khu đô thị mới của Vingroup ở huyện Gia Lâm. Tại đây bệnh nhân ở cùng 04 người, hàng ngày chủ yếu tiếp xúc với 4 người này và một người giám dịch công chứng sát trông công trình. Thời điểm này bệnh nhân khỏe mạnh, không ho, không sốt. 

Khoảng ngày 14-15/3/2020, bệnh nhân biết tin bố ốm nên về quê. Bệnh nhân bắt xe Grab (nhưng không đặt xe trên điện thoại) từ Gia Lâm đến bến xe Giáp Bát, lúc 9h30 bệnh nhân lên xe của nhà xe Đức Long và về đến nhà khoảng 12h cùng ngày. Bệnh nhân ở nhà và không đi đâu trong thời gian khoảng 5-6 ngày (không ho, không sốt, không khó thở). Đến sáng ngày 20/3, bệnh nhân cùng hai người chú, thuê xe đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình để chuyển bố lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). 

Khoảng 12h cùng ngày, bố của bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân và bố ở đây khoảng 1.5-2h, sau đó bố của bệnh nhân được chuyển đến Khoa Tiêu hoá ở tầng 3. Từ 20-22/3, bệnh nhân đến mua và ăn cơm 5 lần ở quầy số 1 căng tin Bệnh viện Bạch Mai. Sáng ngày 22/3/2020, bệnh nhân đi xe ôm từ Bệnh viện Bạch Mai tới bến xe Giáp Bát, 9h30 lên xe Đức Long và về đến quê lúc 12h, vợ ra đón về. 

Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tối cùng ngày, bệnh nhân bị sốt 38.5 độ C, được anh vợ chở vào Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn tối ngày 23/3/2020. Vào 10h30 ngày 25/3/2020, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả ban đầu dương tính với virus SARS-CoV-2. 

CA BỆNH 171 (BN171):  Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 19 tuổi, là du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân từ Mỹ về, quá cảnh ở Philippines, nhập cảnh Việt Nam ngày 13/3/2020. 

Khi nhập cảnh, bệnh nhân không có triệu chứng và được đưa đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi cách ly theo dõi . Ngày 24/3/2020, Trung tâm Y tế Quận 10, TP. Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu theo diện điều tra cộng đồng những người từ Mỹ và Đông Nam Á trở về. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh kết luận mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 vào ngày 28/3/2020. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại nhà. 

CA BỆNH 172 (BN 172) : nữ, quốc tịch Việt Nam, là con dâu bệnh nhân số 133, chăm sóc bệnh nhân 23 ngày. Hiện nay bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở. 

CA BỆNH 173 (BN 173): nữ, quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc Mátxcơva (LB Nga) về nước ngày 25/3/2020, được chuyển đến khu cách ly tập trung tại trường Đại học FPT ở Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện sốt khoảng 38 độ C, kèm theo ho nhiều, đau mỏi người, đã được nhập viện. 

CA BỆNH 174 (BN 174): nữ, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân làm việc tại nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai, có tiếp xúc với nhiều người. Hai ngày nay bệnh nhân xuất hiện sốt từng cơn, sốt nóng 38,6 độ C, ho húng hắng có đờm trắng , không chảy nước mũi, không đau mỏi người, đã được nhập viện. 

Bộ Y tế khuyến cáo: Từ 0h hôm nay (28/3/2020) bắt đầu áp dụng việc hạn chế đi lại và các quy định chặt chẽ của Chính phủ nhằm ngăn chặn việc lây lan bệnh Covid-19. Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt 5 điểm sau đây:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị "có tâm", chị không đi hóng biến!

Cuộc sống của Võ Hoàng Yến trong khu cách ly thú vị và thu hút sự quan tâm của công chúng. Luôn dồi dào nguồn năng lượng, Võ Hoàng Yến hết đánh cầu lông, chụp ảnh chuẩn siêu mẫu,... mới đây chân dài nổi tiếng Vbiz còn mở lớp dạy catwalk sau đó còn đi hóng hớt xem người ta tỏ tình. Dù đeo khẩu trang kín đáo song ai nấy đều nhận ra Võ Hoàng Yến nhờ vào đôi chân dài trứ danh.

Thế nhưng ít ai Biên phiên dịch biết câu chuyện phía sau bức ảnh "hóng biến" tài tình của Võ Hoàng Yến được chia sẻ trên mạng xã hội. Chính người đẹp đã tự tay chuẩn bị bó hoa để chàng trai trong ảnh kỷ niệm 4 năm ngày cưới với vợ của mình trong khu cách ly. Võ Hoàng Yến bày tỏ: " Tuy cách ly nhưng vẫn mong muốn tạo được sự bất ngờ và kỷ niệm đáng nhớ cho ai đó. Thấy người ta hạnh phúc mà mình hạnh phúc lây" .

.

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 3.

Người đẹp tự chuẩn bị hoa từ những vật liệu thủ công.

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 4.

Đây là thành phẩm....

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 5.

Hoá ra "chị đại" chen chen quay lại clip giúp cặp đôi làm kỉ niệm.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Công ty dịch thuật Bình Dương: địa chỉ dịch thuật tin cậy do khách hàng bình chọn năm 2020

Công ty dịch thuật Bình Dương là công ty cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu trong số những công ty dịch thuật chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp tại Bình Dương. 
Các dịch chính của Công ty Bao gồm:

Dịch vụ biên dịch văn bản: dịch công chứng gần 20 loại ngôn ngữ thông dụng như: tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Trung, tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Lào..... Dịch chuyên ngành: với gần 100 chuyên ngành khác nhau từ Kinh tế, văn hóa, thể thao cho đến các chuyên ngành khó như y học, dịch văn tự hán nôm cổ...vv

Dịch vụ cho thuê phiên dịch: chuyên cung c ấp phiên dịch ngắn ngày và dài ngày cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Đội ngũ phiên dịch đã có nhiều kinh nghiêm tham gia các dự án lớn

Dịch vụ hợp Pháp lãnh Sự: chuyên cung cấp dịch vụ hợp pháp lãnh sự trọn gói cho các tổ chức, cá nhân: dịch vụ tiện lợi giá thành cạnh tranh.

Đội ngũ biên dịch viên, phiên dịch viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu nhiều lĩnh vực, thái độ phục vụ khách hàng nhiệu tình

 Lựa chọn Dịch thuât BÌNH DƯƠNGquý khách hàng sẽ nhận được những lợi ích gì ? dưới đây là một số những ưu điểm mà dịch thuật BÌNH DƯƠNGsẽ mang lại cho tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ:

1 – Giá trị dịch thuật

Giá trị dịch thuật được thông qua sự chính xác và tính toàn vẹn của tài liệu dịch thuật. Khi quý khách hàng cần phát triển dự án, hoặc chất lượng dịch thuật, dịch vụ tốt nhất thì đó là lúc năng lực hỗ trợ quý khách hàng của chúng tôi có cơ hội thể hiện. Bởi lẽ dịch thuật BÌNH DƯƠNG tập trung vào những yếu tố sau :
Không ngừng mở rộng chuỗi dịch vụ của chúng tôi, như thế bạn chỉ cần một công ty duy nhất để xử lý dự án của bạn,

Đưa những kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu với đa chuyên ngành mà chúng tôi tích lũy được phục vụ mục đích của quý khách hàng,

Giới thiệu các sáng kiến tiết kiệm chi phí cho dự án của quý khách hàng.

Cung cấp các dịch vụ dịch thuật chất lượng thực sự, đạt chuẩn quốc tế.

Đội ngũ nhân viên dịch thuật có tay nghề và trình độ của Công ty dịch thuật Bình Dương Cùng với đó là kinh nghiệm và vị trí của công ty chúng tôi tại Việt Nam nói riêng và thị trường dịch thuật châu Á nói chung cho phép chúng tôi giảm được chi phí điều hành và các chi phí cố định.

 
Nhờ đó, chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ dịch thuật có giá hấp dẫn, các dịch vụ dịch thuật , phiên dịch và dịch vụ khách hàng chất lượng cao mà đối thủ cạnh tranh của chúng tôi khó có thể đáp ứng được.

 
Giá trị dịch thuật BÌNH DƯƠNG mang tới cho khách hàng là ở chất lượng bản dịch, thời gian hoàn thành, các chế độ hậu mãi khách hàng dịch thuật

Giá trị cốt lõi của dịch thuật là nằm ở chất lượng dịch

2 – Phương thức tiếp cận cá nhân

 Tại Công ty dịch thuật Bình Dương, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ từ một Giám đốc dự án chuyên nghiệp, họ sẽ giám sát toàn bộ các hạng mục, hỗ trợ và liên hệ với quý khách hàng trong suốt quá trình thực hiện dự án ( Quá trình thực hiện dịch thuật tài liệu và biên dịch cho quý khách hàng ).

 Các giám đốc dự án của chúng tôi có thể tiếp cận được vào tất cả các nguồn lực làm việc đảm bảo dự án của khách hàng được quản lý theo đúng tiêu chuẩn, tiến độ và thời gian đã đề ra.

chúng tôi mặc định rằng mỗi khách hàng của mình đều là những đối tác quan trọng và quý khách hàng luôn được quan tâm ở mức tối đa. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có dự án cần dịch thuật

Chi tiết liên hệ:

Công ty dịch thuật Bình Dương

Địa chỉ: 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Email: info@dichthuatchuyennghiep.com.vn.

Gọi ngay 0947.688.883 để có giá tốt nhất.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Một du học sinh về từ Pháp nhiễm nCoV

Người này có địa chỉ cư trú tại phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Theo thông báo của Bộ Y tế, ngày 16/3 "bệnh nhân 92" từ Paris đi Doha trên chuyến QR40, ghế 29; tiếp đó đi chuyến QR970, ghế 18D, về Tân Sơn Nhất ngày 17/3.

Khi nhập cảnh bệnh nhân không có triệu chứng, được cách ly tập trung tại quận 12. Sau đó anh này bị sốt, đau họng ho khan, được chuyển đến Biên phiên dịch Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Xét nghiệm mẫu bệnh hai lần cho kết quả dương tính.

Đến chiều 21/3, Việt Nam ghi nhận 92 bệnh nhân Covid-19, trong đó 17 người đã khỏi bệnh bao gồm 16 ca hồi phục từ tháng trước, một xuất viện ngày 20/3. Các ca bệnh xâm nhập chủ yếu từ châu Âu và Mỹ, sau đó lây lan cộng đồng. 15 tỉnh, thành ghi nhận bệnh nhân Covid-19. Sức khỏe hầu hết bệnh nhân ổn định, hai ca nặng đều trên 60 tuổi và có bệnh nền. Có 5 bệnh nhân kết quả xét nghiệm âm tính ít nhất một lần.

TPHCM đang điều trị 18 bệnh nhân, ba bệnh nhân đã khỏi từ tháng trước. Thành phố đứng thứ hai về số bệnh nhân sau Hà Nội, với 27 người. Hai thành phố đều phải mở rộng thêm số lượng khu cách ly, cho một lượng gia tăng người từ nước ngoài về.

Chi Lê

Du học sinh Trung Quốc đắn đo về nước hay ở lại Mỹ

Vì không chắc chắn thời gian có thể trở lại Mỹ, gia đình khuyên Zheng ở lại. "Tôi lo lắng nếu bay về Trung Quốc và lây nhiễm trên máy bay, nhưng ở lại Mỹ cũng không thoải mái gì. Là người nước ngoài mắc bệnh ở đây, liệu tôi có thể được chữa trị kịp thời?", Zheng chia sẻ.

Là Chủ tịch Hội sinh viên và học viên Trung Quốc tại Đại học Washington tại Seattle, Washington, Nuo Xu nhận xét sự bùng phát Covid-19 tại các thành phố lớn ở Mỹ đã thúc đẩy sinh viên về nước, nhưng anh quyết định ở lại. Điều làm anh lo lắng là bị phân biệt đối xử khi đeo khẩu trang trong khuôn viên trường.

Fangyin Wei, Chủ tịch Hội sinh viên và học viên Trung Quốc tại Đại học Princeton, New Jersey, cũng không khuyến khích du học sinh trở về, hy vọng mọi người ở lại sẽ giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn.

Lo lắng về tình trạng phân biệt đối xử tăng cao khi Tổng thống Donald Trump gọi Covid-19 là "virus Trung Quốc", Wei nói: "Tôi sợ sẽ gặp khó khăn nếu nộp đơn đăng ký thực tập trong tương lai".

Hành khách Trung Quốc đợi làm thủ tục tại sân bay quốc tế JFK, New York, Mỹ ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Hành khách Trung Quốc đợi làm thủ tục tại sân bay quốc tế JFK, New York, Mỹ ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Không giống các bạn, Jingjing Huang, sinh viên năm hai Đại học Mount Holyoke, bang Massachusetts, lại nhanh chóng mua vé máy bay về Trung Quốc ngay khi trường đại học thông báo đóng cửa để phòng dịch. Trường nằm ở nơi hẻo lánh, mất 2-3 giờ lái xe đến thành phố New York hoặc Boston. Nếu ở lại, Huang lo sẽ không có ai giúp đỡ khi gặp khó khăn.

Trong khi yêu cầu sinh viên Mỹ rời khỏi trường, Đại học Mount Holyoke cho phép sinh viên quốc tế ở lại ký túc xá. Huang nhận được email từ trường học trấn an rằng việc nữ sinh quay về quê hương sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ học tập, chỉ cần tham dự đầy đủ các lớp học trực tuyến.

Tuy nhiên, hành trình trở về Trung Quốc của Huang không dễ dàng. Ban đầu, Huang đặt vé máy bay của hãng hàng không China Southern Airline nhưng bị hủy. Cô chuyển qua mua vé của hãng Asiana Airlines và thành công.

Ngày 19/3, máy bay chở Huang hạ cánh tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc sau hành trình kéo dài 53 giờ. Điều đầu tiên Huang làm là viết bài chia sẻ kinh nghiệm xuất, nhập cảnh trong nhóm du học sinh trên mạng xã hội WeChat. Cô hy vọng trải nghiệm của bản thân có thể giúp ích cho những du học sinh khác đang nóng lòng trở về quê hương.

Trong thời gian cách ly tại khách sạn, Huang tìm đọc các bài viết về du học sinh nước ngoài quay trở về Trung Quốc. Chủ đề này hiện được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo và Twitter Trung Quốc. Hầu hết mọi người cho rằng quyết định trở về sẽ an toàn hơn đối với du học sinh, miễn là họ cung cấp thông tin di chuyển trung thực và tuân thủ quy định y tế nghiêm ngặt. Số khác không đồng tình, cho rằng du học sinh nên ở lại để "không mang virus về quê hương".

Khi số lượng người Trung Quốc sống tại nước ngoài trở về quê hương gia tăng trong thời gian gần đây và mang theo nCoV, Chính phủ Trung Quốc khuyến cáo người dân nên cân nhắc kỹ các rủi ro trước khi trở về, trừ trường hợp khẩn cấp.

Đến ngày 21/3, Covid-19 đã lan ra 186 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 280.000 người nhiễm bệnh và Biên phiên dịch hơn 11.000 người tử vong. Trung Quốc, nơi đầu tiên bùng phát dịch, ghi nhận 81.008 ca nhiễm, trong đó 3.255 người chết. Mỹ ghi nhận gần 20.000 ca nhiễm, 275 người chết.

Tú Anh (Theo SCMP )